“Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế”

“Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế”

 

Về dự án

Dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế” giữa Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan đóng góp thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của phụ nữ trong công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và hành chính. Thông qua các nghiên cứu, phân tích, các chương trình đào tạo và nhiều hoạt động khác, Dự án sẽ góp phần hạn chế những thách thức đang đặt ra cản trở sự tham gia của phụ nữ trong vai trò quản lý và lãnh đạo, qua đó tăng cường sự đóng góp của phụ nữ phục vụ triển khai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

 

Dự án nằm trong Kết quả 3.3 của Kế hoạch Một Liên hợp quốc: “Đến năm 2016, chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được cải thiện, thông qua việc tăng cường điều phối, trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và các nỗ lực chống tham nhũng nhằm làm giảm sự chênh lệch và bảo đảm tiếp cận dịch vụ công cho các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất”.

 

Nhiệm vụ của chúng tôi

Dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế” nhằm tăng cường tính đại diện và tham gia của nữ giới ở các cấp độ lập pháp và hành chính, góp phần thực hiện chiến lược xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

 

Mục tiêu chung của Dự án: (1) Tăng cường năng lực thể chế để xây dựng và thực hiện các chương trình lãnh đạo cho nữ giới nhằm góp phần đạt được các mục tiêu đề ra trong Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới; (2) Thúc đẩy nâng cao số đại biểu nữ trong Quốc hội và Hội đồng Nhân dân trong cuộc bầu cử năm 2016; (3) Rà soát các quy trình nhân sự để thúc đẩy sự tham gia của nữ giới vào các vị trí lãnh đạo và quản lý; (4) Tăng cường sự tiếp cận của cán bộ nữ cấp trung và cấp cao trong các cơ quan dân sự đối với các khoá đào tạo và các cơ hội nâng cao năng lực; và (5) Chuyển thông tin và các chứng cứ một cách chiến lược tới những nhà ra quyết định trong khâu quản lý nguồn nhân sự, kèm theo các khuyến nghị thiết thực hướng tới sự thay đổi trong quy trình.

 


Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Lượt truy cập
  • Hôm nay 6790
  • Tổng lượt truy cập 1,761,537