Phụ nữ tham gia khu vực hành chính công tại Việt Nam

Phụ nữ tham gia khu vực hành chính công tại Việt Nam

Tại sao nên có tỷ lệ cân bằng giữa nam và nữ tham gia khu vực hành chính công?


Vì sự công bằng – Phụ nữ chiếm một nửa dân số vì vậy họ có thể  nắm giữ một nửa các vị trí ra quyết định.


Vì kinh nghiệm – Các quyết sách của Chính phủ có tác động khác nhau đối với nam và nữ, bởi lẽ có sự khác biệt giữa nam và nữ về trách nhiệm gia đình, hình thức công việc đảm nhận trong thị trường lao động, khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản như nguồn vốn, tài sản và tín dụng. Phụ nữ cần nắm giữ các vị trí có ảnh hưởng để phát huy kinh nghiệm và quan điểm của mình.


Vì tính đại diện – Điều quan trọng là các cơ quan hành chính, chịu trách nhiệm trước người dân, cần đại diện cho nhân dân.


Mô hình mẫu – Thực tiễn sử dụng lao động của chính phủ sẽ là chuẩn mực cho các cơ quan khác. Sự cân bằng giữa nam và nữ trong các cơ quan hành chính công sẽ là một mô hình mẫu cho các cơ quan khác.


Hiện nay có bao nhiêu nữ Bộ trưởng tại Việt Nam?

  • Có 2 nữ Bộ trưởng trong tổng số 22 Bộ trưởng, chiếm 9% và có 10 nữ Thứ trưởng trong tổng số 128 Thứ trưởng, chiếm 8%.i


Hiện nay tỷ lệ nữ Vụ trưởng trong các Bộ là bao nhiêu?

  • 7% Vụ trưởng và 12% Phó Vụ trưởng là nữ.ii


Có bao nhiêu phụ nữ tham gia lực lượng lao động?

  • 83% phụ nữ ở độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động.


Các mục tiêu của Việt Nam nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia khu vực hành chính công?

* Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.iii

* Cần đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên.iv

* Hằng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, đảm bảo ít nhất 40% cho mỗi giới giới (nam và nữ).v

i Website Chính phủ, Các Bộ và cơ quan ngang Bộ,  http://chinhphu.vn/portal/page/portal/English/ministries, cập nhật ngày 27.07.2012

ii Thống kê số liệu từ các Website các Bộ, Ngành của Việt Nam

iii Chỉ tiêu 2, Mục tiêu 1. Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới (2011-2020).

iv Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

v Chỉ tiêu 1, Mục tiêu 2, Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới (2011-2020).

 

GIẢI PHÁP

Cần làm gì để đạt được mục tiêu đề ra của Chính phủ về tỷ lệ phụ nữ tham gia khu vực hành chính công?

- Quy định tuổi về hưu bằng nhau cho cả nam và nữ.
- Áp dụng chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm đề bạt dựa theo năng lực.
- Tạo điều kiện để nữ công chức tham các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhiều hơn.
- Khuyến khích phụ nữ đảm nhận các vị trí quản lý.
- Đề cao vai trò của nam giới trong việc chăm sóc trẻ và đảm nhiệm các công việc gia đình.
- Biểu dương những phụ nữ giỏi đang nắm giữ những vị trí quản lý trong các cơ quan của Chính phủ.
- Các cơ quan phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo các mục tiêu của Chính phủ về tỷ lệ phụ nữ tham gia khu vực hành chính công.
- Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải gia tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia khu vực hành chính công.
- Khuyến khích nam giới tham gia vì đây không chỉ là vấn đề của phụ nữ. Sự tham gia đầy đủ của cả hai giới sẽ tạo ra một cơ chế quản lý tối ưu nhất.



Phụ nữ tham gia khu vực hành chính công tại Việt Nam (tải về)


Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Lượt truy cập
  • Hôm nay 35266
  • Tổng lượt truy cập 1,838,279