“Trần kính” và “Tường kính” trong Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016

“Trần kính” và “Tường kính” trong Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016

 

“Trần kính” và “Tường kính” trong Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016

 

- “Trần kính” là những rào cản vô hình được dựng nên bởi những định kiến cản trở phụ nữ nắm giữ những vị trí quản lý cấp cao.


- “Tường kính” là rào cản vô hình áp đặt sự phát triển nghề nghiệp của phụ nữ vào những lĩnh vực cụ thể.


[“Trần kính” vô hình: hiện diện từ gia đình đến cộng đồng và xã hội. Đó là quan niệm phụ nữ không có khả năng lãnh đạo như nam giới (!?), là sự khắt khe trong đánh giá, bổ nhiệm và đề bạt phụ nữ. Việc áp dụng chuẩn mực kép trong quan hệ giới tạo nên bất công đối với phụ nữ ở mọi lĩnh vực trong gia đình và ngoài xã hội. Một bộ phận không nhỏ những người chồng không ủng hộ vợ làm quản lý, thậm chí còn không chấp nhận vợ có địa vị xã hội cao hơn mình.

 

“Trần kính” hữu hình: thể hiện ở các văn bản chính sách, luật pháp gây bất lợi cho phụ nữ. Ví dụ quy định độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng thì tuổi phụ nữ thường trẻ hơn nam giới năm năm. Có thể những người xây dựng chính sách quan niệm vì tuổi nghỉ hưu của phụ nữ ít hơn nam giới năm năm nên cứ việc áp dụng khung tuổi này vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Điều này cũng được thể hiện ở quy trình quy hoạch cán bộ nguồn. Với chính sách thiếu sự nhạy cảm giới như vậy phụ nữ luôn thiệt thòi, nhiều chị em rơi vào tình huống “cánh cửa đóng lại” trước khi cơ hội được mở ra.

 

(Theo PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH (Trường đại học KHXH&NV, Hà Nội), http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/cung-lam-bao/20130409/phu-nu-kho-pha-tran-kinh/541952.html)]

 

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Lượt truy cập
  • Hôm nay 3822
  • Tổng lượt truy cập 5,933,075