Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - “Nữ kiệt xứ dừa”
Tuyên thệ nhậm chức vào sáng ngày 31/1/2016, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam. Sinh ra ở Bến Tre, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân được người dân ưu ái đặt biệt danh “nữ kiệt xứ dừa”. Đặc biệt, bà được nhớ đến với chiến dịch cứu 10.000 lao động Việt khỏi vùng chiến sự Libya trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng”.
Là người đứng đầu hệ thống lập pháp, năm vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Quốc hội đã ghi nhiều dấu ấn trong hoạt động của mình với tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước. Không chỉ vậy, những tâm tư, nguyện vọng, các vụ việc cụ thể gắn liền với đời sống của người dân đã được Quốc hội và các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, kiến nghị, giải quyết thấu đáo ngay tại nghị trường Quốc hội.
Người dân đã cảm nhận rõ được sự đổi mới của Quốc hội, củng cố thêm niềm tin sâu sắc về cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa - “Chị Y ngày ấy- Bà Hoa bây giờ”
Trong số hàng ngàn nữ tù chính trị bị địch bắt suốt từ năm 1955 đến 1975, có lẽ bà là người bị giam cầm lâu nhất (mặc dù chỉ bị kết án có 18 tháng tù), trong 11 năm tù thì có gần 4 năm bà bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo, nơi mệnh danh là “địa ngục trần gian”. trong thời gian bị giam cầm bà đã bị địch hai lần đày ra Côn Đảo. Khi được trả tự do vào năm 1975, bà tiếp tục tham gia chiến đấu tại chiến dịch Hồ Chí Minh.
Bà từng nói: "Tôi được sinh ra vào thời điểm mà ý chí dân tộc lên cao nhất. Còn bé thì chưa hiểu, nhưng lớn lớn một chút, nhất là khi đã tham gia cách mạng thì hiểu rằng mình đã may mắn được thừa hưởng cái hào khí đó. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sau này, ý nghĩ rằng, một dân tộc đói khổ vẫn làm cách mạng thành công đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách".
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình - Nữ chính trị gia bản lĩnh vượt thời gian
Là người phụ nữ có đóng góp lớn với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình vừa được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Kế thừa truyền thống gia đình, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình là một trong những người lãnh đạo phong trào Phụ nữ cứu quốc Sài Gòn - Chợ Lớn, phong trào phụ nữ cấp tiến với cái tên "Yến Sa", "Yến đẹp", đấu tranh bảo vệ hoà bình của giới trí thức…
Với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, bà đã góp phần xứng đáng làm sáng tỏ sự nghiệp chính nghĩa của một dân tộc "thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". Vai trò và sự đóng góp của vị "sứ giả hoà bình" Nguyễn Thị Bình là một biểu tượng sáng giá của Việt Nam ở những nǎm cuối thế kỷ XX.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh - “người đàn bà thép” quyến rũ
Người con gái xứ Huế Tôn Nữ Thị Ninh cùng trí tuệ mẫn tiệp, sắc sảo và tính cách sắt đá, cương quyết, suốt 20 năm trong ngành ngoại giao, bà đã trở thành chiếc cầu nối thế giới và Việt Nam. Đồng thời, việc đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã hỗ trợ cho phái đoàn của Chính phủ Việt Nam tại nhiều vòng đàm phán quan trọng.
Bà được đánh giá cao bởi cách tranh luận thẳng thừng, khí khái, truyền thống được thừa hưởng từ gia đình gốc Huế, khác hẳn với vẻ bề ngoài dịu dàng, kín đáo. Bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng là người phụ nữ có phong cách làm việc cương quyết. Bà quan niệm, để có thể hoạt động được trong ngành ngoại giao đã khó, kết hợp được cương - nhu càng khó hơn, và quan trọng nhất, "là phải không được khóc".
Với bà Tôn Nữ Thị Ninh, hoạt động ngoại giao chính là “tiếp thị hình ảnh cho đất nước”. Trên cương vị là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền củ bà đã có một số những phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền từ phía Hoa Kỳ và Quốc hội Hoa Kỳ, đồng thời cũng là một người tích cực hoạt động cho bình đẳng giới.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng - người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam
Từng được Tạp chí Forbes đánh giá là một trong những người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng là nữ chính khách người Thái tại Việt Nam.
Tham gia cách mạng từ những năm 1965, bà nữ chính khách người dân tộc thiểu số đầu tiên giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của bà là tái đắc cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI sau khi liên tục đảm nhận vị trí này các khóa IX, X và được bầu vào Bộ Chính trị ngày 19/1/2011.
Đặc biệt, bà được đánh giá là một trong những nữ chính trị gia nổi bật trên chính trường Việt Nam trong gần 10 năm qua.
Bình luận từ Facebook
Phản hồi