Tóm tắt nghiên cứu: Đại biểu nữ trong Quốc hội Việt Nam: từ tham gia đến đại diện

Tóm tắt nghiên cứu: Đại biểu nữ trong Quốc hội Việt Nam: từ tham gia đến đại diện

 

Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Quá trình bầu cử các nữ ứng cử viên


Liên quan đến các kì bầu cử và lựa chọn vị trí lãnh đạo, Việt Nam không đạt được chỉ tiêu tối thiểu 30% nữ trong kì bầu cử năm 2011. Giải pháp rõ ràng là đề cử nhiều hơn các ứng viên nữ. Trong cả hai kì bầu cử Quốc hội khóa 12 và 13, khoảng 30% các ứng cử viên là nữ. Việc tăng tỉ lệ này sẽ làm tăng khả năng phụ nữ được bầu. Tuy nhiên, kết quả bầu cử lại cho thấy một vấn đề khác, đó là các ứng cử viên nữ bị trượt nhiều hơn so với các ứng cử viên nam. Hơn 60% các ứng cử viên nam đắc cử, trong khi con số này của nữ giới là 40%.[1]

 

Mặc dù điều này có thể ám chỉ là các ứng cử viên nữ không được lòng cử tri tại các điểm bầu cử, nhưng phân tích sâu hơn lại cho thấy việc họ là phụ nữ không phải là điểm bất lợi, mà loại hình công việc của họ mới là yếu tố quyết định. Khả năng để các cử tri bỏ phiếu cho các ứng cử viên là quân nhân cao hơn 20% so với các ứng cử viên ở cấp cơ sở bên Đảng hoặc Nhà nước. Ứng cử viên quân đội hầu như luôn luôn là nam giới. Tuy nhiên, trong số các cử tri, khả năng bỏ phiếu cho các ứng cử viên do các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước giới thiệu ít hơn 17% so với các nhóm ứng cử viên cơ sở. Các ứng cử viên từ khối doanh nghiệp này lại chủ yếu là nữ giới. Trong tổng số 1.704 ứng cử viên của kì bầu cử Quốc hội 12 và 13, khoảng 24% thuộc khu vực nhà nước và tư nhân. 36% tổng số ứng cử viên nữ thuộc khu vực doanh nghiệp. Các ứng cử viên do Trung ương giới thiệu (trong đó phần lớn là nam giới) đạt kết quả tốt hơn so với các khu vực còn lại.

 

Vì vậy, để đạt được chỉ tiêu tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trên 35%, Việt Nam cần tăng số lượng ứng cử viên nữ và tăng số lượng ứng cử viên nữ với lí lịch công tác mà cử tri có xu hướng ủng hộ. Giải pháp tốt nhất là tăng số lượng các ứng cử viên nữ do các cơ quan trung ương giới thiệu.


Các vị trí lãnh đạo cũng rất quan trọng. Trong Quốc hội, bên cạnh Ủy ban Thường vụ, các Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Ủy ban có các quyền hạn khác nhau. Nghiên cứu cho thấy phần lớn phụ nữ giữ ít trọng trách hơn trong Quốc hội trong khi nam giới có nhiều khả năng trở thành lãnh đạo hơn. Tuy nhiên, kết quả các cuộc bầu cử cho thấy, tỷ lệ nữ đại biểu giảm không phải do phân biệt đối xử. Trên thực tế, số lượng phụ nữ làm lãnh đạo ít đi là do trước các kì bầu cử, ngày càng có ít người được các cơ quan trung ương như Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội giới thiệu (như trong Bảng 1). Vì vậy, để tăng số lượng các nhà lãnh đạo nữ, Quốc hội cần thay đổi cách thức lựa chọn các nhà lãnh đạo hoặc tăng số lượng các ứng cử viên nữ từ cấp trung ương.


Tóm tắt kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

- Khả năng để các đại biểu nữ nêu các vấn đề liên quan đến phụ nữ là nhiều hơn đại biểu nam

- Đại biểu nữ tham gia tranh luận về mọi vấn đề, không chỉ riêng các vấn đề của phụ nữ, với chất lượng ngang bằng với đại biểu nam.

- Để tăng cường sự chú ý đối với các vấn đề của phụ nữ, cần tăng số lượng nữ đại biểu trong Quốc hội. Điều này không ảnh hưởng gì đến chất lượng của Quốc hội.

- Để tăng cường vai trò của phụ nữ trong Quốc hội, phụ nữ  cần được lựa chọn vào các vị trí lãnh đạo trong tất cả các Ủy ban, không chỉ giới hạn trong Ủy ban các Vấn đề Xã hội hay Ủy ban Dân tộc.

- Cách tốt nhất để tăng số lượng phụ nữ được bầu và lựa chọn vào các vị trí lãnh đạo là tăng số lượng các ứng cử viên nữ và tăng tỷ lệ ứng cử viên nữ do Trung ương giới thiệu.



[1] Cần lưu ý số lượng ứng cử viên ban đầu thường cao hơn so với số lượng ứng cử viên chính thức. Các nghiên cứu trước cho thấy danh sách ứng cử ban đầu thường có tỉ lệ phụ nữ cao hơn, tuy nhiên rất nhiều các ứng cử viên nữ bị loại khỏi danh sách trong quá trình ứng cử. (Vandenbeld và Ly 2012)

 

Toàn văn tóm tắt nghiên cứu: dbqhthamgiadendaidien.pdf

 


 

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Lượt truy cập
  • Hôm nay 1739
  • Tổng lượt truy cập 5,734,520