Tóm tắt nghiên cứu: “Lãnh đạo nữ ở Việt Nam: Khai thác nguồn lực tiềm năng”

Tóm tắt nghiên cứu: “Lãnh đạo nữ ở Việt Nam: Khai thác nguồn lực tiềm năng”

 

Bản tóm tắt chính sách này dựa trên báo cáo nghiên cứu “Lãnh đạo nữ ở Việt Nam: Khai thác nguồn lực tiềm năng” do Dự án nâng cao năng lực lãnh đạo Nữ giữa Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Việt Nam và Bộ Ngoại giao Việt Nam thực hiện. Dựa trên phân tích 37 chương trình lãnh đạo ở Việt Nam và trên thế giới, bản tóm tắt đề xuất một số biện pháp tối ưu để xây dựng một chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo hiệu quả nhằm giúp tăng tỷ lệ nữ trong khu vực chính trị và khu vực công tại Việt Nam. Bản tóm tắt chính sách này cũng chỉ ra những trở ngại chính đối với việc tăng tỷ lệ lãnh đạo nữ. Điều này rất quan trọng vì để bất kỳ một chương trình nâng cao năng lực nào có thể thành công cũng cần phải nhận thức rõ và tính tới những rào cản này.

 

Các khuôn mẫu và khái niệm liên quan đến giới


Thái độ gia trưởng vẫn còn phổ biến ở Việt Nam, kể cả ở nơi làm việc, tư tưởng phổ biến rập khuôn rằng nam giới có năng lực hơn nữ giới. Do đó, khi có hai ứng viên ngang bằng nhau cho một vị trí lãnh đạo hoặc một vị trí dân cử, thì cán bộ và cử tri thường có xu hướng chọn nam hơn là nữ, dựa trên quan niệm rằng nam giới có năng lực lãnh đạo hơn. Một kiểu rập khuôn khác là quan niệm cho rằng nữ giới sẽ từ bỏ công việc để dành thời gian cho con cái và do đó có ít thời gian cống hiến ngoài giờ hơn. Phụ nữ cũng là nạn nhân của thành kiến này và tự đánh giá thấp bản thân đồng thời nhiều người không tự tin vào năng lực của chính mình.

 

Không được đào tạo đầy đủ về các kỹ năng lãnh đạo

 

Báo cáo nghiên cứu cho thấy kể cả khi nữ giới được tham gia vào các chương trình đào tạo do chính phủ hỗ trợ, thì các chương trình này cũng không toàn diện và không đủ nhạy cảm giới để nâng cao năng lực cho số lượng lớn nữ giới trong khu vực công. Các chương trình này thường chỉ bó hẹp về đào tạo kỹ năng, và hiếm khi chỉ tập trung vào đào tạo kỹ năng lãnh đạo dành cho nữ giới. Theo đó, chương trình và phương pháp học thường là không có yếu tố giới và không đáp ứng được nhu cầu thật sự của nữ giới. Hơn nữa, không có chương trình nào do chính phủ hỗ trợ trong khảo sát này coi vấn đề giới như một tiêu chí để lựa chọn giảng viên. Các chương trình do khối phi chính phủ tài trợ thì một mặt đáp ứng yêu cầu về giới và sử dụng phương pháp dạy khuyến khích học viên tham gia nhiều hơn. Tuy nhiên, những chương trình này lại không có chức năng cấp các chứng chỉ chính thức cần thiết cho quá trình đề bạt, thăng tiến và nguồn tài chính cũng không bền vững.

 

Nói chung, rất ít chương trình đào tạo hiện nay tập trung vào xây dựng mạng lưới hỗ trợ sự nghiệp để giúp nữ giới tiếp cận với các kênh quyền lực hữu ích. Họ cũng không nỗ lực để thay đổi thái độ giữa nam và nữ và về vai trò, giá trị của lãnh đạo nữ. Rất ít chương trình cố gắng tiến hành các đánh giá một cách có hệ thống và các tác động dài hạn, hoặc để cũng cấp dữ liệu riêng về vấn đề giới. Kết quả là, hiện có rất ít dữ liệu về số lượng nữ đã và đang tham gia vào các chương trình đào tạo hay các tác động từ sự tham gia các khóa đào tạo này đối với cơ hội đề bạt của họ.

 

Toàn văn tóm tắt nghiên cứu: ttncnangcaonangluclanhdaotoandie.pdf

 


Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Lượt truy cập
  • Hôm nay 2983
  • Tổng lượt truy cập 5,722,559